đào tạo seo - đồng hồ online - đồng hồ thời trang nữ - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - dong ho nam day da

Bài Mới

Chi tiết phụ tùng đi kèm trên máy phát điện

Máy phát điện cũng tương tự như các loại máy móc khác, nó được cấu tạo từ nhiều bộ phận và các phụ kiện khác nhau mà bạn có thể cần phải sửa chữa vào một ngày nào đó sau thời gian dài sử dụng, hoặc có thể được thêm mới vào để…

Máy phát điện có nhiều bộ phận và các phụ kiện mà bạn có thể cần phải sửa chữa vào một ngày nào đó sau thời gian dài sử dụng, hoặc có thể được thêm mới vào để may phat điện hoạt động ngày càng tốt hơn. Sau đây là một vài phụ kiện đi kèm mà bạn có thể thêm vào trong máy phát điện:
Chi tiết phụ tùng đi kèm trên máy phát điện

Chi tiết phụ tùng máy phát điện

– Động cơ máy phát điện là bộ phận và phụ kiện thiết yếu của máy phát điện, không có nó may phat dien không thể sản xuất điện.

– Ổ cắm máy phát điện có thể có 3 hoặc 4 “nhánh” máy phát điện có thể cần các ổ cắm này để cắm vào phích cắm điện kết nối với các thiết bị điện của bạn.

– Đồ bảo vệ máy phát điện làm tăng tuổi thọ của máy phát, bằng cách bảo vệ chúng khỏi độ ẩm, thời tiết, động vật, bụi và những điều không thể đoán trước có thể xâm hại máy phát điện công nghiệp. Đây là một trong số các bộ phận và các phụ kiện cần thiết nhất mà bạn có thể cần phải đầu tư.

– Thiết bị chuyển mạch được thiết kế cho các máy phát điện dự phòng, thiết bị này tự động chuyển việc cung cấp năng lượng từ hệ thống điện chính sang máy phát điện khi cúp điện, và tự động tắt máy khi có điện trở lại. Đây là thiết bị cần thiết giúp đảm bảo nhà hoặc doanh nghiệp của bạn có nguồn điện liên tục không bao giờ bị gián đoạn, và ngăn ngừa sự quá tải điện.

– Xe kéo là bộ phận và phụ kiện hữu ích cho phép bạn kéo máy phát điện của bạn di chuyển đến nơi bạn muốn, tiện ích cho những may phat dien công nghiệp có kích thước lớn.

– Bảng điều khiển là bảng điều chỉnh tất cả các điều khiển trên đầu hoặc ở phía bên của máy phát.

– Bình chứa nhiên liệu ở bên trong máy phát, là nơi lưu trữ nhiên liệu cho máy phát điện. Thiết bị được sản xuất cho mục đích thay thế hư hỏng.

– Bộ giảm thanh thiết lập này có thể làm cho máy phát của bạn yên tĩnh hơn.

– Mái che được tạo ra như một phụ kiện bảo vệ máy phát điện tránh mặt trời cũng như độ ẩm, mưa gió mau gây hư hỏng máy phát (Nếu bạn có một địa điểm thích hợp đặt máy thì không cần phụ kiện này).

– Thùng chứa cách âm hay vỏ cách âm làm cho máy phát điện chạy êm hơn.

Với những phụ kiện đi kèm hữu ích, máy phát điện của gia đình bạn được bảo vệ an toàn và sử dụng lâu bền hơn.
Xem thêm:
 

Nên chọn mua máy phát điện dân dụng nào

Tuỳ theo nhu cầu tài chính của bạn mà nên chọn mua một máy phát điện dân dụng cho phù hợp, bài viết này Công ty máy phát điện sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm kinh điển khi chọn mua sản phẩm máy phát điện phù hợp nhất cho gia đình bạn.

- Nếu khả năng tài chính cho phép, bạn nên chọn máy phát điện dân dụng của hãng có tên tuổi như ELEMAX, HONDA.


- Nếu tài chính của bạn ở mực độ vừa phải, bạn có thể tham khảo giá của HYUNDAI , KAMA.


- Máy phát điện là thứ đắt tiền (cả chi phí ban đầu lẫn chi phí vận hành, bảo trì), phức tạp và chỉ thu hồi được tiền đầu tư sau nhiều năm;nếu ham rẻ một chút có thể phải trả giá đắt sau này.


- Nếu tài chính rất eo hẹp không thể mua được, bạn nên mua cái gọi là “kích điện” – kích từ điện ắc quy thành điện 220V. Có loại rẻ, có loại vừa, có loại đắt. Loại kích điện tốt cũng không rẻ, nhưng ít nhất chi phí vận hành vẫn thấp hơn máy phát điện chạy dầu và sẽ bền nếu bảo trì ắc-quy đúng cách.


- Cách tính công suất máy phát


- Công suất sử dụng = Công suất máy phát *Hệ số công suất = 0,8 .Đừng tin cái mác 0,95 in trên máy phát – đó là hệ số công suất lý tưởng khi máy phát chạy với tải thuần điện trở (bóng đèn, máy sưởi …); thực tế hệ số công suất nhỏ hơn nhiều do các tải ở gia đình là tải điện cảm.


- Công suất sử dụng: cộng công suất tất cả những thiết bị muốn chạy đồng thời tại cùng một thời điểm.Công suất máy phát = Công suất sử dụng / Hệ số - công suất luôn luôn : Công suất máy phát > Công suất sử dụng (không bao giờ bằng hoặc nhỏ hơn, sẽ gây quá tải máy phát).
Nếu muốn an toàn thì công suất máy phát phải tính dư thêm 1,2 lần nữa.
 

3 mẫu giày cao gót thời trang thời thượng

" Người đẹp nhờ lụa" một vẻ ngoài rạng rỡ thu hút mọi ánh nhìn chắc chắn đó chính là sự trao chuốt tỉ mỉ bên ngoài từ bộ cánh sang trọng đến đôi giày quyến rũ cùng phụ kiện đi kèm. Để giúp chị em tôn dáng trong từng bước đi đã từ lâu giày cao gót đẹp đã là một phụ kiện không thể thiếu.

Thời trang rạng rỡ cùng giày cao gót

1.Phong cách " đẹp đơn giản" với giày cao gót trơn đen sang trọng

Có thể khẳng định chắc chắn với bạn rằng một phong cách đơn giản nhưng hiện đại và sang trọng luôn gắn liền với 2 bộ màu sắc kinh điển đó chính là màu trắng và màu đen.

Nếu tinh ý bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng: " trong tủ giày của chị em, bất cứ ai cũng có một đôi màu đen". Đơn giản chỉ vìgiày cao gót đẹp màu đen kiểu dáng đơn giản và cực kì dễ phối quần áo. Nó thích hợp trong mọi tình huống bạn có thể đi làm, đi tiệc ngay cả đi dạo phố nó cũng là sự lựa chọn thích hợp.

Nếu bạn là một cô nàng hiện đại nhưng lại muốn có một chút phá cách và nổi loạn hãy chọn ngay cho mình một kiểu đầm liền đặc biệt, với phong cách cut-out ở ngực và eo nhưng lại được kheo léo che đi bằng cách phối lưới tinh tế. Kết hợp cùng chân váy liền xếp ly nó sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Sự kết hợp bạn sẽ tuyệt vời hơn khi sử dụng giày cao gót trơn đơn giản và kết hợp cùng clutch ánh kim để tăng lên độ sang trọng và hiện đại của bộ cánh.
Phong cách sang trọng cùng giày cao gót trơn.
Đơn giản, nhẹ nhàng giữa đầm váy xòe và giày cao gót trơn đơn giản

2. Năng động cùng giày cao gót hở mũi

Mùa hè đã đến, tạm biệt mùa đông với những cái lạnh se người. Mùa hè đến là lúc bạn nên chọn cho mình những mẫu giày cao gót hở mũi, thoáng mát, năng động và thời thượng. Chọn giày cao gót hở mũi đẹp bạn sẽ mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, giữ được nét duyên và quyến rũ của phái đẹp!
Năng động cùng giày cao gót hở mũi

Những mẫu giày cao gót bạn nên cần có trong bộ sưu tập của mình?

Giày cao gót hở mũi hiện nay có rất nhiều mẫu vô cùng phong phú, TP Fashion Shop giới thiệu đến bạn 3 mẫu giày cao góthiện đang được rất nhiều bạn gái yêu thích bên dưới. Lưu ý, đối với những mẫu giày màu trắng và màu đen khi phối với trang phục sẽ dễ dàng và đa dạng hơn bạn nhé!
1. Giày cao gót hở mũi màu đen đơn giản
Giày cao gót hở mũi phong cách công chúa
3. Phong cách công chúa xinh xắn
Đầm công chúa xinh xắn kết hợp cùng giày cao gót đẹp phong cách công chúa sẽ giúp bạn trở nên cực kỳ trẻ trung và năng động! Đây là sự kết hợp vô cùng tuyệt vời được rất nhiều " công chúa teen" yêu thích và lựa chọn.

Bên dưới là bộ sưu tập 3 mẫu giày khác màu cùng chủ đề, hãy nhanh tay chọn ngay bộ sưu tập này trong tủ đồ của bạn nhé!

3 mẫu giày công chúa cao gót xinh xắn

Với 3 phong cách trên bạn nên mua shop giày talaha.vn hi vọng sẽ giúp bạn bổ sung vào bộ sưu tập thời trang của mình những phong cách hoàn toàn mới!
 

Tổng quan khu đô thị Vinhomes Tân Cảng

Vinhomes Central Park - Khu đô thị hiện đại và cao cấp bậc nhất Việt Nam tại Tân Cảng, dự án lớn đầu tiên của Vingroup tại Thành phố Hồ Chí Minh, lấy cảm hứng từ khu Central Park nổi tiếng thế giới. 
Thừa hưởng trọn vẹn mọi giá trị đỉnh cao của thương hiệu Vinhomes, Can ho Vinhomes Tan Cang hội tụ những tiện ích vượt trội, môi trường sống trong lành, dịch vụ gia đình tiêu chuẩn 5 sao và một cộng đồng nhân văn, thịnh vượng.
Hình phối cảnh Vinhomes Central Park
Vinhomes Central Park toạ lạc ở vị trí vô cùng đắc địa ngay trung tâm Tp.HCM, nằm trong khuôn viên khu Tân Cảng, mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn và là một trong những trạm dừng của hệ thống tàu điện ngầm Bến Thành – Suối Tiên. 
Thuận lợi giao thông bằng cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, từ Can ho Vinhomes Tan Cang, bạn dễ dàng kết nối đến mọi khu vực quan trọng trong thành phố.
+ Mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn
+ 2 phút đến tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên
+ 3 phút đến khu đô thị mới Thủ Thiêm
+ 4 phút đến trung tâm Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
Tổng diện tích : 43,91 ha
Mật độ xây dựng toàn khu: Khoảng 16%
Diện tích cây xanh: 13,8 ha
Dự kiến hoàn thành (tổng thể): 2017 
Cấu trúc:
+ 10.000 căn hộ và officetel (từ 1 – 4 phòng ngủ) /căn hộ duplex/ penthouse 
+ Khoảng 100 biệt thự (3,65 ha)
+ Trung tâm thương mại Vincom Center (59.000m2)
Khu đô thị xanh giữa lòng thành phố 
Lấy cảm hứng từ khu Central Park New York nổi tiếng thế giới, Vinhomes Central Park được kiến tạo thành một khu đô thị xanh, hiện đại và cao cấp bậc nhất Việt Nam. Vinhomes Central Park sẽ hội tụ được các tiêu chuẩn đẳng cấp và thiết lập những giá trị khác biệt ngay giữa trung tâm thành phố, trong khi vẫn đảm bảo môi trường sống trong lành, chan hòa với thiên nhiên. 
Vinhomes Central Park được quy hoạch trên diện tích 43,91ha, ưu tiên phát triển các mảng xanh. Với gần 14ha dành cho khu công viên và cây xanh, công viên Vinhomes Central Park sẽ trở thành công viên có mảng xanh lớn nhất bên sông Sài Gòn. Cùng với mặt tiền trải dọc sông hơn 1,1 km, Vinhomes Central Park sẽ mang đến một không gian sống xanh giữa lòng phố thị và trở thành lá phổi xanh mới cho thành phố.
Tòa nhà Landmark cao nhất Việt Nam
Khu đô thị Vinhomes Central Park sẽ xác lập kỷ lục mới về độ cao tại Việt Nam với tòa nhà Landmark 81 tầng. Là quần thể mua sắm cao cấp, văn phòng cho thuê, căn hộ, căn hộ dịch vụ… cao ốc kỷ lục này sẽ trở thành điểm đến sầm uất và sôi động, sang trọng bậc nhất Sài Thành. Đặc biệt, tòa nhà Landmark – hứa hẹn trở thành một biểu tượng mới và là niềm tự hào chung của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống tiện ích vượt trội
Cư dân Vinhomes Central Park sẽ được thụ hưởng hệ thống tiện ích căn hộ và tiện ích toàn khu vượt trội. Chủ sở hữu biệt thự có thể sử dụng Club house, hồ bơi, sân tennis, khu mini golf, dịch vụ chăm sóc thú cưng, an ninh và hệ thống camera giám sát 24/7....
Chủ nhân các căn hộ cũng được hưởng thụ hệ thống tiện ích dành riêng với chất lượng cao như: hầm gửi xe thông minh, nhà sinh hoạt cộng đồng, hồ bơi ngoài trời và cây xanh tại các cụm căn hộ, hệ thống sân tập thể thao ngoài trời, phòng tập gym, sảnh lounge sang trọng, an ninh và hệ thống camera giám sát 24/7.
Bên cạnh các tiện ích đi liền với biệt thự/căn hộ, Vinhomes Central Park vượt trội và gây ấn tượng nhờ kiến tạo nên một “thành phố tiện ích” thu nhỏ với chuẩn mực khác biệt cho cư dân và cộng đồng. Đó là các khu mua sắm, ẩm thực – vui chơi giải trí trên diện tích 59.000m2, sân trượt băng trong nhà hiện đại, khu giải trí Vinpearlland Games, rạp chiếu phim tiêu chuẩn mới nhất và khu vui chơi trẻ em ngoài trời với các hạng mục đa dạng.. tại Trung tâm thương mại Vincom Center. Với mô hình “tất cả trong 1”, Vinhomes Central Park sẽ là điểm đến mới hiện đại, đẳng cấp và đáp ứng mọi nhu cầu vui chơi, mua sắm, ẩm thực đa dạng của người dân Sài Gòn.
Dịch vụ đẳng cấp 5 sao
Bên cạnh tiện ích vượt trội, cư dân Vinhomes Central Park còn được thừa hưởng trọn vẹn những giá trị đỉnh cao của dịch vụ Vinhomes. Đó là dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục gắn liền với hai thương hiệu đã khẳng định được giá trị với cộng đồng: bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park và hệ thống trường liên cấp Vinschool Central Park sẽ được đưa vào hoạt động năm 2015, cùng lúc với quần thể biệt thự bên sông. 
Đặc biệt, lần đầu tiên một bến du thuyền đẳng cấp trên sông Sài Gòn sẽ hiện diện trong khu đô thị, tạo điểm nhấn hoàn toàn khác biệt cho Vinhomes Central Park. Với bến du thuyền này, Vinhomes Central Park không chỉ là điểm đến sang trọng, hiện đại mà còn là địa chỉ của sự lãng mạn và đẳng cấp.
Và cuối cùng, nhắc đến các dự án bất động sản của Vingroup không thể không nhắc đến chính sách nâng cao “chất lượng sống chỉ có tại Vinhomes”. Đó là chính sách miễn phí dịch vụ quản lý 10 năm, bể bơi; cung cấp dịch vụ chất lượng 5 sao như: trung tâm dịch vụ khách hàng phục vụ 24/7, dịch vụ gia đình, dịch vụ ẩm thực tiêu chuẩn cao, dịch vụ sửa chữa, bảo trì kỹ thuật tại gia, dịch vụ văn phòng, sảnh lounge, hỗ trợ cư dân cho thuê và quản lý khách thuê bất động sản. 
Với những giá trị vượt trội đã được thiết lập của hệ thống, cùng uy tín của chủ đầu tư, Vinhomes Central Park hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hàng đầu với tiêu chuẩn sống đẳng cấp bậc nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, một đô thị năng động, hiện đại và phát triển của cả nước.
 

Các loại thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Thép được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, phục vụ cho các công trình nhà ở, văn phòng, nhà máy, xí nghiệp, cầu đường, thủy điện... Loại vật liệu này có khả năng chịu lực lớn, độ tin cậy cao và dễ dàng lắp đặt. Trên thị trường có các loại thép xây dựng phổ biến như thép cuộn, thép ống, thép thanh và thép hình.
Thép cuộn
Thép dạng dây, cuộn tròn, bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân với đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Loại thép xây dựng này có trọng lượng khoảng 200-459kg/cuộn, trường hợp đặc biệt thì nhà sản xuất có thể cung cấp trọng lượng 1/300kg/cuộn.
Thép cuộn phải đảm bảo yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài và được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Thép cuộn dùng để gia công kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm…

Các công trình xây dựng sử dụng các loại thép ống như thép ống tròn, thép ống vuông và thép ống chữ nhật, ngoài ra còn có thép ống hình oval. Trong đó, thép ống dùng cho công nghiệp rất đa dạng như thép ống hàn xoắn, thép ống mạ kẽm, thép ống hàn cao tầng, thép ống hàn thẳng, thép ống đúc carbon… Ống thép có cấu trúc rỗng, thành mỏng, trọng lượng nhẹ với độ cứng vững, độ bền cao và có thể được sơn, xi, mạ để tăng thêm độ bền.
Thép ống được sử dụng cho các công trình xây dựng như nhà thép tiền chế, giàn giáo, giàn giáo chịu lực, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị, trong các nhà máy cơ khí.
Thép thanh

Thép thanh hay còn gọi là thép cây, được sử dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng đòi hỏi về độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao. Loại thép xây dựng này có 2 loại gồm thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn.
Thép thanh vằn còn gọi là thép cốt bê tông, mặt ngoài có gân với các đường kính phổ biến Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32. Thép thanh tròn trơn có bề ngoài nhẵn trơn, chiều dài thông thường là 12m/cây với đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.
Thép hình
Loại thép xây dựng này đang được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam với các dạng cơ bản như thép hình chữ U, I, V, L, H, C, Z. Thép hình dùng cho xây dựng nhà thép tiền chế, dầm cầu trục, bàn cân, thùng xe, các công trình xây dựng, chế tạo máy, cơ khí, đóng tàu, làm khung cho nhà xưởng…
Phương Linh
 

Sản xuất thép không cần… đào quặng

Thép ống - Một dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp và thép từ bùn đỏ với nguyên liệu đầu vào là bùn đỏ của Nhà máy alumin Lâm Đồng đang được tích cực triển khai, mở ra cánh cửa lạc quan trong việc sản xuất thép mà không cần... đào quặng sắt!
Đã có lời giải cho bài toán bùn đỏ
Là bã thải của quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxite theo phương pháp Bayer, do tính kiềm cao và lượng bùn thải lớn, bùn đỏ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Dẫu vậy, trong bùn đỏ lại có chứa hàm lượng sắt cao. 
Tại Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Tân Rai, Lâm Đồng, hàm lượng Fe2O3 dao động từ 46% đến 53% và đây chính là loại quặng sắt nghèo, có khối lượng lớn có thể phục vụ sản xuất gang và thép. Với quy hoạch phát triển bauxite ở Tây Nguyên, hai nhà máy alumin Nhân Cơ và Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra là 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm.
Nhằm bảo vệ môi trường và phát triển ngành công nghiệp chế biến, khai thác bauxite tại Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững, việc nghiên cứu các giải pháp công nghệ xử lý bùn đỏ thành các sản phẩm hữu ích như thép, vật liệu xây dựng không nung... phù hợp với điều kiện Việt Nam được Chính phủ đặc biệt coi trọng trong quá trình triển khai thí điểm hai dự án khai thác bauxite trên.
Bắt đầu đưa vào sản xuất thử nghiệm
Đề tài xây dựng quy trình công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp, thép, gạch không nung từ bùn đỏ do Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, với sự thực hiện của Viện Hóa học. Kinh phí thực hiện dự án là 13,5 tỷ đồng, trong thời gian 36 tháng. 
Năm 2009, Viện Hóa học đã tiến hành xây dựng công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ với quy mô phòng thí nghiệm. Sau hơn 2 năm nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, với sự hợp tác của Công ty cổ phần Thép Thái Hưng, năm 2012, nhóm nghiên cứu do TS. Vũ Đức Lợi chủ trì đã từng bước nâng trọng lượng mỗi mẻ thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm từ 1 tấn, 2,5 tấn, 5 tấn, rồi 10 tấn bùn đỏ. Qua từng mẻ, công nghệ được điều chỉnh, hiệu suất thu hồi sắt không ngừng tăng lên. Đến mẻ chạy thử 20 tấn và 200 tấn bùn đỏ mới đây, thu hồi sắt đã đạt hơn 70%.
Kết quả sản xuất trên quy mô công nghiệp cho thấy, từ 2,4 tấn bùn đỏ khô sẽ thu được 1 tấn tinh quặng sắt có hàm lượng T-Fe 62% với giá thị trường khoảng 1,9 triệu đồng/tấn. Như vậy, với chi phí khoảng 1,4 triệu đồng/tấn, cộng thêm chi phí bảo vệ môi trường, sáng chế, khấu hao máy móc... thì kết quả trên hứa hẹn một hướng đi nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp alumin - nhôm cũng như xử lý tốt hơn vấn đề môi trường
Kết quả nghiên cứu Đề tài hiện đang được Viện Hóa học sử dụng để đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng sáng chế "Quy trình sản xuất sắt xốp từ bùn đỏ". Kết quả này đang được hiện thực hoá thành thực tế thông qua việc Công ty Thái Hưng đang tích cực tiến hành lập Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp, thép từ bùn đỏ với nguyên liệu đầu vào là bùn đỏ của Nhà máy alumin Lâm Đồng. Xem ra, câu chuyện bùn đỏ từ quá trình chế biến quặng bauxite sẽ không còn là nỗi ám ảnh. Thậm chí, đây sẽ là một nguồn tài nguyên mới cho những doanh nghiệp biết tận dụng.
 

Khái niệm về inox, thép không gỉ

Thép ống - Tôi còn nhớ, đất nước ta trong thời gian sau khi hòa bình lập lại, cuộc sống người dân còn rất khó khăn. Dụng cụ gia đình còn rất thiếu thốn, nhất là ở vùng nông thôn, nồi thì dùng nồi đất hoặc sang hơn là nồi nhôm –gang; rổ, rế thì dùng bằng tre hoặc song mây, gáo múc nước đa phần làm bằng gáo dừa, gáo tre. Ngày đó, nếu ai nhặt được một số đồ dùng làm bằng inox của quân đội Mỹ như ca inox (dùng để múc nước, hâm nóng thức ăn…), muỗng canh …bỏ lại và bị vì vùi lấp dưới đất hàng 5- 10 năm nhưng vẫn sáng bóng (sau khi chùi, rửa) thì thật sang trọng và quí vô cùng. Ngôn ngữ dân gian gọi đây là inox Xi-đát hay inox nguyên chất hoặc inox 100% hay inox Mỹ (để chỉ inox có độ bền hóa cao, rất khó bị gỉ sét trong môi trường tự nhiên) mà thật ra đây chính là dòng inox chuẩn SUS 304 được sản xuất từ các nước có nền công nghiệp luyện kim tiên tiến tại châu Âu, Mỹ thời bấy giờ. Từ đó, cách suy nghĩ này ăn sâu vào đại bộ phận dân chúng và mặc nhiên họ cứ coi Inox như là một nguyên tố kim loại (chứ không phải hợp kim) và không bị nam châm hút và không bị gỉ sét. Đây cũng là thói quen trong cách gọi tất tật xe máy nói chung là xe Honda vậy.
Vậy chúng ta hãy thử cùng nhau tìm hiểu thực chất Inox là gì nhé? Xin mời xem tiếp các mục dưới đây!
2.Lịch sử:
Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.
Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không gỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.
Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là "thép không gỉ" nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ...
Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.
Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.
Niken cũng như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ. Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).
Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.
3.Phân loại và cách nhận biết:
Có bốn loại thép không gỉ chính: Austenitic, Ferritic,Austenitic-Ferritic (Duplex), và Martensitic.
  • Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…
  • Ferritic là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409... Loại này có chứa khoảng 12% - 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà...
  • Austenitic-Ferritic (Duplex) Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển... Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
  • Martensitic Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao.. 
Đặc tính của thép không gỉ
Các đặc tính của nhóm thép không gỉ có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Về mặt chung nhất, thép không gỉ có:
  • Tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ dẻo cao hơn
  • Độ cứng và độ bền cao hơn
  • Độ bền nóng cao hơn
  • Chống chịu ăn mòn cao hơn
  • Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
  • Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit)
  • Các cơ tính đó thực ra đúng cho họ thép austenit và có thể thay đổi khá nhiều đối với các mác thép và họ thép khác.
Các cơ tính đó liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng thép không gỉ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của thiết bị và phương pháp chế tạo.
Bảng 1:Tính chất so sánh của họ thép không gỉ.
Nhóm hợp kim
Từ tính 1
Tốc độ hoá bền rèn
Chịu ăn mòn 2
Khả năng hoá bền
Austenit
Không
Rất cao
Cao
Rèn nguội
Duplex
Trung bình
Rất cao
Không
Ferrit
Trung bình
Trung bình
Không
Martensit
Trung bình
Trung bình
Tôi và Ram
(1)- Sức hút của nam châm đối với thép. Chú ý, một số mác thép bị nam châm hút khi đã qua rèn nguội.
(2)- Biến động đáng kể giữa các mác thép trong mỗi nhóm, ví dụ, các mác không gia được có tính chịu ăn mòn thấp hơn, và khi có Mo cao hơn sẽ có tính kháng cao hơn.
Bảng 2 : Cơ tính so sánh của họ thép không gỉ.
Nhóm hợp kim
Tính dẻo
Làm việc ở nhiệt độ cao
Làm việc ở nhiệt độ thấp3
Tính hàn
Austenit
Rất cao
Rất cao
Rât tốt
Rất cao
Duplex
Trung bình
Thấp
Trung bình
Cao
Ferrit
Trung bình
Cao
Thấp
Thấp
Martensit
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
(3)- Đo bằng độ dẻo dai hoặc độ dẻo ở gần 0 °C. Thép không gỉ Austenit giữ được độ dẻo ở nhiệt độ thấp.
Phân loại theo tiêu chuẩn
Có nhiều biến thể về thép không gỉ và học viện gang thép Mỹ (AISI) trước đây quy định một số mác theo chuẩn thành phần, và vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi như ngày nay. Ngày nay, SAE và ASTM dựa theo chuẩn của AISI để quy định các mác thép của mình, được đánh chỉ số UNS là 1 kí tự + 5 chữ số đối với các mác thép mới. Phạm vi đánh chỉ đầy đủ nhất của những họ thép không gỉ được sử dụng trong Hiệp hội gang thép (ISS), và sổ tay SEA/ASTM về hệ chỉ số hợp nhất. Các mác thép nào đó khác không có chỉ số chuẩn, mà đang được sử dụng ở các quốc gia khác hoặc các quy định quốc tế, hoặc quy định đối với sản xuất chuyên biệt như các chuẩn về thép dây hàn.
Phân biệt thành phần Inox , và cách thử
Cách nhận biết để phân biệt thành phần giữa các loại Inox 201 , inox 304. inox 316 , và các cách thử
Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng  hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ…
Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại inox như: SUS430, SUS202, SUS201, SUS304, SUS316. Các chủng loại inox này khác nhau về thành phần cấu tạo do đó về độ bền, độ sáng bóng cũng khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm của các loại inox phổ biến:
* SUS430: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố
* SUS202: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố
* SUS201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, song tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối
* SUS304: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, luôn sáng bóng, đảm bảo an toàn thực phẩm
* SUS316: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắt khe. Thường sử dụng làm dụng cụ ngành y.
 Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.
Niken cũng như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ.
Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).
Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.
Nhận biết inox 2xx, 3xx, 4xx
Theo những trình bày ở trên, có thể thấy các mác thép 4xx thuộc họ thép không gỉ martensite và ferrite, các mác thép 2xx và 3xx thuộc họ thép không gỉ austenite. Theo lý thuyết, nhóm thép austenite nguyên bản hoàn toàn không nhiễm từ (không bị nam châm hút) nhưng, cũng theo những trình bày trên, nhóm thép austenite bị biến cứng mạnh khi biến dạng dẻo nguội do có sự chuyển pha từ austenite thành martensite biến dạng (mà pha martensite thì có từ tính). Vậy nên, trong thực tế, dùng nam châm để phân biệt các mác inox, nhất là để phân biệt các mác 2xx và 3xx, thì có thể nói là bất khả thi. Để phân biệt chính xác nhất thì chỉ có thể dùng phương pháp phân tích thành phần hóa học (nhưng giá thành cao) hoặc dựa vào phương pháp nhận biết theo tia lửa mài (phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm).
* Nhóm thép 4xx: do trong thành phần có chứa nhiều Cr và hầu như không có Ni nên khi mài sẽ tạo thành tia và hoa lửa có màu cam sẫm, phần cuối nở thành hình bông hoa. Có từ tính mạnh hơn các mác 2xx và 3xx
* Nhóm thép 2xx: do một phần Ni được thay thế bằng Mn nên nếu cùng độ dày với mác 3xx, khi bẻ hoặc uốn sẽ có cảm giác cứng hơn. Khi mài, chùm tia có màu vàng cam sáng, tia lửa dày, hoa lửa nhiều cánh hơn (so với 3xx)
* Nhóm thép 3xx: khi mài, chùm tia có màu vàng cam, số cánh hoa lửa ít, dọc theo các tia lửa có các đốm sáng nhấp nháy.
 
 
Support : Copyright © 2013. Cân điện tử, Cân chính hãng năm 2013 - All Rights Reserved
Liên kết vàng: du hoc Singapore
Liên kết: Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Pottery - Giay nam - Giay nu - giay dep - Đào tạo seo - học tiếng Anh